^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Nostra Aetate – Tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo
Gioan Phaolô II hôn kinh Koran
Ở đây ta thấy Vaticanô II dạy rằng người Hồi giáo thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Thành trời đất. Điều này cũng tương tự, nhưng hơi khác so với lạc giáo chúng ta đã vạch trần trong Lumen Gentium. Tà thần của người Hồi giáo (mà không phải là Thiên Chúa Ba Ngôi) không tạo nên trời đất. Thiên Chúa Ba Ngôi mới là đấng tạo nên trời đất.
Giáo Hoàng Thánh Lêô IX, Congratulamur vehementer, 13 tháng 4 năm 1053:
“Vì Tôi vững tin rằng Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha và Con và Thánh Thần, là một Thiên Chúa toàn năng, và trong Thiên Chúa Ba Ngôi toàn bộ thần tính là cùng một bản chất và đồng tính đồng thể, đồng vĩnh cửu và đồng toàn năng, cùng một ý muốn, quyền năng, uy nghi; đấng tạo thành tất cả mọi tạo vật, từ đó tất cả mọi vật, qua đó tất cả mọi vật, trong đó tất cả mọi vật ở trên trời cũng như dưới đất, hữu hình hoặc vô hình. Tương tự như vậy, tôi tin rằng mỗi ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi là một Đức Chúa Trời chân thật, trọn vẹn và hoàn hảo.”[2]
So sánh lý thú về ngôn ngữ sử dụng trong Vaticanô II và trong Công đồng Florence
Văn kiện Vaticanô II, Nostra aetate #3:
“Giáo Hội cũng tôn trọng các tín đồ Hồi giáo, những người thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu, nhân hậu và toàn năng, Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã ngỏ lời với con người, Đấng đưa ra những phán quyết bí nhiệm mà họ đã luôn luôn tuân phục với trọn cả tâm hồn, theo mẫu gương tùng phục Thiên Chúa của Abraham, người mà niềm tin Hồi giáo vẫn luân gắn bó…. Chính vì thế, họ tôn trọng đời sống luân lý và thờ phượng Thiên Chúa, nhất là bằng việc cầu nguyện, bố thí và chay tịnh.”
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã Thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ dân ngoại mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ, đều không thể hưởng ơn hằng sống mà phải vào ngọn lửa vĩnh cửu vốn dành cho quỷ dữ và thiên thần của hắn ta, trừ phi họ gia nhập Hội Thánh trước lúc lâm chung; rằng sự thống nhất của thân thể Giáo Hội quan trọng đến mức chỉ những ai bền vững ở bên trong thi hành các bí tích đóng góp vào ơn cứu rỗi, chay tịnh, bố thí và các việc thể hiện sự thành kính, Việc quân Kitô giáo mới sản sinh phần thưởng vĩnh hằng; rằng không ai được cứu độ, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Chúa Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng và sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”
Xin lưu ý rằng như Công đồng Florence đã minh định tín lý sự cần thiết của Đức tin Công Giáo cho ơn cứu rỗi, nó nhấn mạnh những lời cầu nguyện, bố thí và chay tịnh của những ai trong lòng Giáo Hội. Công đồng nêu rõ rằng việc bố thí như vậy sẽ không mang lại ích lợi cho những ai ở bên ngoài Giáo Hội. Điều thú vị là Vaticanô II, trong khi ca ngợi người Hồi giáo và tôn giáo giả dối của họ, sử dụng gần như chính xác cùng một ngôn ngữ trong Công đồng Florence, nhưng lần nữa lại với một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược: Vaticanô II ca ngợi việc chay tịnh, bố thí và cầu nguyện của thành viên một tôn giáo sai lệch phi Công Giáo.
Nostra aetate 3 cũng nói rằng Giáo Hội Công Giáo tôn trọng các tín đồ Hồi giáo, những người tìm cách tuân phục Thiên Chúa với trọn cả tâm hồn, như Abraham đã làm. Nhưng sự ngưỡng mộ của Vaticanô II đối với người Hồi giáo vô đạo không được Giáo Hội Công Giáo hưởng ứng. Giáo Hội mong muốn sự cải đạo và hạnh phúc vĩnh cửu của tất cả người Hồi giáo, nhưng Giáo Hội nhận ra rằng Hồi giáo là một tôn giáo tồi tệ và sai trái. Giáo Hội không giả vờ rằng họ đầu phục Đức Chúa Trời. Giáo Hội biết rằng họ thuộc về một tôn giáo giả dối.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Basel, 1434:
“… hy vọng rằng sẽ có nhiều người từ bỏ giáo phái kinh tởm của Mahomet và cải sang đạo Công Giáo.”[3]
Giáo Hoàng Biển Đức nghiêm cấm người Công Giáo thậm chí đặt tên hồi giáo cho con cái của họ dưới hình phạt là án đày ải địa ngục.
Giáo Hoàng Biển Đức XIV, Quod Provinciale, ngày 1 tháng Tám năm 1754:
“Công đồng tỉnh của vùng Albania các anh... ban sắc lệnh trang trọng nhất trong giáo luật thứ ba, ngoài các vấn đề khác, như các anh biết, rằng tên người Thổ hoặc tên của Mohammad không nên được đặt cho trẻ em hoặc người lớn trong bí tích rửa tội... Điều này không nên gây khó cho bất kì một ai, các tín hữu đáng kính, vì không ai trong số các kẻ ly giáo và lạc giáo đủ liều lĩnh lấy tên của Mohammad, và trừ khi các anh công chính hơn họ, các anh sẽ không thể vào Nước Trời.”[4]
Trong phần về lạc giáo cụ thể nhất trong Vaticanô II (trước đó), chúng tôi đã đề cập rằng Nostra Aetate #4 dạy lạc giáo rằng người Do Thái không nên được coi là bị chối bỏ bởi Thiên Chúa. Chúng tôi sẽ không lặp lại điều đó ở đây.
Nostra aetate cũng đảm bảo việc cần phải nhắc nhở thế giới phật giáo vĩ đại như thế nào, và cách tôn giáo giả dối này dẫn đến sự giác ngộ tối thượng.
Phật tử tôn thờ vô số Tà thần
Vaticanô II nói rằng Phật giáo “chỉ dạy con đường” theo đó con người có thể đạt được sự giác ngộ tối thượng! Đây là bội giáo. Đây là một trong những lạc giáo tồi tệ nhất của Vaticanô II. Hơn nữa, hãy đọc cách Phaolô VI (người long trọng ban hành Vaticanô II) hiểu giáo huấn của nó về Phật giáo.
Căn cứ trên Vaticanô II (mà ông long trọng ban hành), Phaolô VI nói rằng tôn giáo tà giáo và giả dối này là một trong những “kho tàng của châu Á”!
Vaticanô II cũng ca ngợi tôn giáo sai lạc Ấn giáo vì sự phong phú vô tận “các nỗ lực suy tư triết lý sâu sắc,” cũng như lối sống khổ hạnh và tịnh niệm thâm sâu của nó.
Kali, một trong khoảng 330 ngàn tà thần được người Hindu tôn thờ - một tôn giáo không những không bị lên án, nhưng còn được Vaticanô II ca ngợi
Chú ý cách lời ngợi khen của Vaticanô II đối với tôn giáo giả dối Ấn giáo mâu thuẫn trực tiếp với Giáo Hoàng Lêô XIII như thế nào:
Giáo Hoàng Lêô XIII, Ad Extremas (#1), 24 tháng Sáu năm 1893: “Chúng ta trước hết nghĩ về Thánh Tông Đồ Tôma, được vinh danh là người sáng lập hoạt động rao giảng Tin Mừng cho dân Ấn giáo. Sau đó, có Phanxicô Xavier... Thông qua sự kiên trì phi thường của mình, ông đã cải đạo hàng trăm ngàn người Hindu từ những huyền thoại và mê tín dị đoan hèn hạ của Brahman sang tôn giáo chân thật. Theo bước những vị thánh là vô vàng linh mục... họ đang tiếp nối những nỗ lực cao quý này; tuy nhiên, trong phạm vi rộng lớn của Trái Đất, nhiều người vẫn còn bị tước đoạt lẽ thật, đáng thương hại bị giam cầm trong bóng tối của mê tín dị đoan.”[8]
Thật Sự Là Hai Tôn Giáo Hoàn Toàn Khác Nhau
Giữa tất cả những lời phạm thánh này trong Vaticanô II, không có bất cứ một đề cập nào về việc những kẻ vô đạo này phải được cải đạo sang Chúa Kitô; không một lời cầu nguyện được dâng lên mong rằng Đức tin có thể được ban cho họ; và không một lời khuyên rằng những kẻ thờ thần tượng phải được giải thoát khỏi sự bất chính và bóng tối là mê tín dị đoan của họ. Tất cả những gì chúng ta thấy là lời khen ngợi và sự tôn trọng lên các tôn giáo của Quỷ dữ. Tất cả những gì chúng ta thấy là một sự đồng bộ rõ ràng, đối xử với tất cả các tôn giáo như thể họ là con đường dẫn dắt đến Thiên Chúa.
Giáo Hoàng Piô XI, Mortalium Animos (#2), ngày 6 tháng 1 năm 1928:
“… suy nghĩ sai lạc xem tất cả các tôn giáo ít nhiều đều tốt đẹp và đáng khen ngợi… Những ai giữ ý kiến này không những mắc lỗi và bị lừa dối, mà còn trong việc bóp méo ý tưởng một tôn giáo chân thật họ chối bỏ nó…”[9]
Giáo Hoàng Piô IX, Qui Pluribus (#15), ngày 9 tháng 11 năm 1846:
“Đồng thời ngang bướng là lý thuyết gây sốc rằng không có sự khác biệt việc một người theo tôn giáo nào, một lý thuyết mâu thuẫn ngay cả trong lý trí. Bằng lý thuyết này, những kẻ xảo quyệt loại bỏ tất cả sự phân biệt giữa nhân đức và đồi bại, sự thật và lỗi lầm, hành động đáng kính và hèn hạ. Họ giả vờ rằng con người có thể đạt được ơn cứu rỗi vĩnh cửu bằng cách thực hành bất kỳ tôn giáo nào, như thể có thể có bất kỳ sự xẻ chia giữa công lý và tội lỗi, bất kỳ sự hợp tác nào giữa ánh sáng và bóng tối, hoặc bất kỳ thỏa thuận nào giữa Chúa Kitô và Belial.”[10]
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 969.
[2] Denzinger 343.
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 479.
[4] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 49-50.
[5] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 969.
[6] L’Osservatore Romano, Sept. 13, 1973, tr. 8.
[7] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 969.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 307.
[9] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 313-314.
[10] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 280.
Bài Viết Liên Quan